I. Nên đi vào thời gian nào?
Có thể đến Athens hay các vùng khác ở Hy Lạp vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng nên đến Hy Lạp từ tháng 4 đến tháng 10 vì từ tháng 11-3 năm sau là mùa đông trời hay có mưa và nên cân nhắc đi vào tầm tháng 7-8 vì là mùa cao điểm du lịch, khách đến Hy Lạp rất đông, vì thế giá cả cũng tăng cao hơn.
II. Phương tiện
- Từ Việt Nam: Có khá nhiều hãng hàng không như Vietnam Airlines, Qatar Airways, Etihad Airways,.. giá vé khoảng $1000 khứ hồi.
- Từ các nước trong khối châu Âu: Có một số hãng giá rẻ như Ryan Air, Easyjet… Ngoài ra còn hãng hàng không Hy Lạp là Aegean đi khá tốt.
- Nếu đi tàu từ các nước trong EU đến Hy Lạp thì khó khăn hơn vì một số tuyến đường sắt nội địa và quốc tế ở Hy Lạp đã bị huỷ bỏ do khủng hoảng kinh tế. Giá vé thường đắt hơn đi máy bay và không có nhiều sự lựa chọn, tuy nhiên vẫn có thể tìm được một số chuyến tàu đến Athens qua InterRail hay Eurail.
Đi lại ở Athens
- Express bus: Cách dễ nhất là đi ra ngay sảnh Arrival của sân bay Athens, sẽ có ngay các tuyến Shuttle bus trung chuyển vào trong thành phố, chạy liên tục từ 5h đến 24h với giá €5-6/lượt mua ở Kiosk bán trong sân bay hoặc mua ngay từ tài xế. Có 4 tuyến chính là về Kifissos KTEL Station (X93 – 65′); Syntagma (X95 – 60′); Cảng Piraeus (Χ96 – 90′); Eliniko Metro Station (X97 – 45′).
- Metro: Hỏi quầy information ra ga Metro và bắt tuyến Metro Line 3 để về trung tâm thành phố, giá vé là €6/lượt và khứ hồi là €10 (áp dụng trong vòng 48 tiếng).
- Taxi: Ra khu vực đợi taxi ở cửa 3 khu sảnh đến của sân bay, giá taxi vào thành phố tầm €35/lượt.
Đi từ Athens qua các đảo khác (như đi đảo Santorini)
Phương tiện phổ biến là phà và tập trung hầu hết ở cảng trung tâm Piraeus. Từ trung tâm thành phố dễ dàng đi tàu điện ra bến cảng, hoặc nếu đi từ sân bay cũng có tuyến bus X96 chạy thẳng ra bến, phù hợp với những ai đã đặt vé phà trước và cần ra bến in vé luôn.
Đi từ Athens đến các vùng lân cận
Đi bằng đường bộ, có thể đi xe bus (phương tiện phổ biến và dễ nhất) của công ty bus quốc gia KTEL, có hai điểm đón chính là Terminal A – Kifissou Avenue 100 và Terminal B – Liossion Street 260. Nếu đi bằng xe lửa, có thể đến ga Peloponnese cách quảng trường Omonoia khoảng 1,6km để đi các nước khác trong khu vực châu Âu.
Đi lại trong Athens
- Tàu điện ngầm (Metro): Chạy từ sáng sớm 5h đến 12h đêm với tần suất 5-10′ chuyến. Giá vé là €0.80/lượt, nếu bạn ở lâu và đi nhiều bằng Metro nên cân nhắc mua vé ngày (€3) hay vé tuần (€10.00) cho phép đi thoải mái tất cả các trạm, lines và cả city bus (nhưng không được sử dụng cho Express bus)
- Xe điện: Giá vé là €0.80/lượt, thuận tiện vì nằm ngay trên mặt đất.
- Bus và taxi: Giá cũng rẻ và tiện.
III. Hostel/khách sạn ở Athens
- Ở hostel: có thể đặt phòng ở Zorbas Hostel, giá phòng tầm €11-15/giường, phòng không quá đẹp nhưng tiện nghi đầy đủ, có phòng sinh hoạt tập thể, bếp ăn riêng và có máy tính nối mạng free. Ngoài ra có khu Omonoia Square cũng tốt và rẻ.
- Muốn thuê phòng riêng thì giá khoảng từ €30 và có ăn sáng
IV. Ẩm thực
- Gyros: Ăn ngon và rẻ nhất thì chỉ có Gyros - loại bánh mỳ nhân là các loại thịt (thịt gà hoặc thịt lợn), cà chua, nước sauce, khoai tây kẹp trong một lớp bánh mỳ Pita mỏng bên ngoài, nguyên liệu và hình dáng nhìn có vẻ giống Doner Kebab nhưng ăn thơm ngon hơn. Giá từ €3-4=> có thể dễ dàng mua ở bất cứ cửa hàng bánh nào trong thành phố.
- Yogurt: món này của Hy Lạp rất nổi tiếng. Từ yogurt còn làm nguyên liệu để tạo ra món Tzatziki (sữa chua kem dưa leo) ăn kèm với bánh mỳ Pita hoặc để làm món thịt nướng.
- Các món chế biết từ thịt cừu: Thịt cừu (Lamb) là một trong những nguyên liệu đặc trưng để làm những món ăn liên quan như cơm sườn cừu, thịt cừu hầm (Youvetsi) trộn với nước sốt cà chua dưới thêm một lớp phomat.
- Hy Lạp cũng nổi tiếng với nhiều các loại hạt, dầu oliu, chocolate, có thể đến các cửa hàng mua dùng làm đồ ăn vặt, hoặc mua về làm quà.
V. Các điểm tham quan ở Athens
- Khu vực quanh đồi Acropolis: Đó là đền Parthenon, đền thờ Erechthion và cổng đền Propylaea, giá vé vào cửa là 12 euro, bao gồm các quần thể trên đồi Acropolis như Parthenon, Erechtheion và các di tích khác như Hadrian’s Library, Ancient Agora, Roman Agora (không bao gồm các bảo tàng ở Athens).
- Đền thờ Parthenon: ngôi đền chính trong quần thể Acropolis, nơi tôn vinh nữ thần Athena, vị nữ thần bảo vệ cho người dân Athens.
- Cổng đền Propylaea: là một hệ thống cửa với những cột trụ rất lớn của những toà nhà khác nhau, các toà này bị phá huỷ gần hết và hầu như là không có mái. Trong đền Propylaea còn có đền thờ khác là Athena Nike.
- Đền thờ Erechthion: Tôn vinh hai vị thần Athena Polias và Poseidon Erechtheus. Nổi bật là hội trường với cột trụ đá hình người, đó là những cô gái nô lệ xứ Caria.
- Ancient Agora và Roman Agora: là các di tích xung quanh đồi Acropolis và khá tương tự với Roman Forum ở Rome, là khu vực quảng trường công cộng dành cho người dân sinh hoạt cộng đồng thời cổ đại.
- Khu phố cổ Plaka
- Bảo tàng quốc gia (The National Archaeological Museum): trưng bày rất nhiều cổ vật của văn hoá Hy Lạp cổ đại như đồ trang sức, điêu khắc, đồ gốm và cả những chiếc máy tính 2000 năm tuổi được tìm thấy ngoài khơi đảo Antikithera.
- Ngoài bảo tàng quốc gia, có thể thăm một số bảo tàng khác ở Athens như bảo tàng Kanellopoulos, Bảo tàng New Acropolis.
- Vườn quốc gia Parnitha National Garden: Được coi là lá phổi xanh của thành phố, vườn quốc gia ở Athens như một ốc đảo nhỏ với rất nhiều cây xanh và hoa lá, vườn…
- Đỉnh Lycabettus: Là một nơi tuyệt vời để ngắm toàn cảnh thành phố từ trên cao, nhất là vào buổi tối. Nếu không muốn leo bộ thì có thể mua vé đi cáp đưa lên đến đỉnh với giá 7 euro.
Hy Lạp là điểm du lịch hấp dẫn nhiều khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới với những tòa lâu đài trắng xanh nổi bật giữa nền trời, mặt biển của Santorini và kinh đô Athen cổ kính. Visa đi Hy Lạp để khám phá vùng đất của những câu chuyện thần thoại vốn trước đây không phải quá khó khăn, và có thể sử dụng visa này để tham quan một số nước khác cùng trong khổi Schengen của châu Âu.
Liên hệ Umove Travel để được tư vấn và đánh giá hồ sơ miễn phí
>>>Xem thêm Thủ tục xin visa Hy Lạp