Nhắc đến Berlin, người ta thường nhớ đến Brandenburger Tor, Bức tường Berlin,.... đây đều là những danh thắng nổi tiếng ở Thủ đô nước Đức. Nhưng nếu bạn là một người có tâm hồn thích phiêu lưu, thích cảm giác mới lạ, thì có khả năng bạn sẽ thấy những địa điểm này tương đối nhàm chán. Vậy hãy đến thăm Beelitz - khu bệnh viện đã phục vụ cả 2 Thế chiến, đã từng điều trị cho Hitler và Honecker, nay đã bị bỏ hoang, chỉ cách Berlin chưa đầy 1 giờ đi tàu.
Beelitz là nơi Hitler và Honecker đã được điều trị trong Thế chiến I và những ngày cuối cùng của Đông Đức. Khu phức hợp quân sự khổng lồ này bây giờ đã bị bỏ hoang, được bao phủ trong những bí ẩn, những sự ám ảnh, chờ đợi cho những gì số phận sẽ mang lại tiếp sau..
Vừa đặt chân vào đây, điều đầu tiên chào đón bạn sẽ là một bầy ruồi đầy giận dữ và ồn ào như thể đang bảo vệ những bí mật của quá khứ, như thể chúng là tay sai của Hitler, canh giữ nơi đã từng chứng kiến khoảnh khắc yếu đuối nhất của hắn, canh giữ sự tĩnh lặng và bình thản cho nơi này, ngăn cản những du khách muốn quấy rầy quá khứ.
Hành lang đã trở nên cũ kĩ theo thời gian, nhưng vẫn được hưởng những ân sủng của ánh nắng mặt trời, xuyên qua những ô cửa sổ với kính còn nguyên vẹn – điều hiếm thấy ở những nơi như vậy.
Trong những phòng mổ, mùi thuốc sát trùng vẫn còn vương lại, thấm vào từng dãy hành lang, một hơi thở thô ráp đối lập với những mảng màu mềm mại của những bức tường và những khung cửa sổ đã tróc sơn. Những hành lang lát gạch phủ đầy bụi của Beelitz thực sự rất hút hồn, những sắc thái tinh tế của sự vinh quang đang phai dần làm cho nơi này trở thành thiên đường của bất cứ nhiếp ảnh gia nào.
Lịch sử của nó bắt đầu từ năm 1898, khi cơ quan bảo hiểm y tế Berlin mua khoảng 140ha đất để xây dựng một tòa nhà điều trị bệnh lao và nhà dưỡng lão. Trung tâm điều trị với 600 giường bệnh đến năm 1902 mới được xây dựng, với các cơ sở dành cho nam nữ riêng biệt.
Khu tập trung này được mở rộng trong những năm tiếp theo để phục vụ cho những người bệnh của Berlin, nhưng tất cả các bệnh nhân đã bị đuổi ra vào ngày 3/8/1914, ngay sau khi Thế chiến bùng nổ, đây là khi nó bị Hội Chữ thập đỏ tiếp quản và mang đến 1.525 giường để tiếp người bệnh.
Hitler nằm trong số 12,586 bệnh nhân được điều trị ở đây trong chiến tranh, điều trị vết thương ở đùi do một quả bom nổ ở Somme. Tất nhiên là lúc đó Hitler chỉ là một người vô danh, nên có lẽ các y tá chỉ phớt lờ hắn ta và giễu cợt giọng Áo của hắn. Những người anh hùng thật sự đang chiến đấu ở tiền tuyến chú không phải đang rên rỉ trong các bệnh viện sang trọng. Hitler đã nghỉ lại đây trong gần 2 tháng – đến tháng 12 năm 1916.
Bệnh viện lại trở lại phục vụ cho dân thường vào năm 1920 và lại được mở rộng thêm 200ha nữa và năm 1928, và đến năm sau đó thì ở đây có tất cả 1,338 giường bệnh, 2/3 số đó để điều trị bệnh phổi.
Đến cuộc chiến tranh tiếp theo, bệnh viện này tiếp tục được trưng dụng để điều trị những người lính bị thương. Tất nhiên, Hitler đã trở thành người có máu mặt vào thời điểm này, và gián tiếp chịu trách nhiệm về những người bệnh ở đây.
Người Nga tiếp quản khu tập trung này sau chiến tranh. Hồng quân đã chiếm đóng mọi nơi họ có thể. Beelitz trở thành bệnh viện quân đội Liên Xô lớn nhất bên cạnh Liên bang Xô viết, và họ đã giữ được nơi này cho đến năm 1994.
Sau khi chứng kiến đất nước mình sụp đổ, Honecker đã được điều trị bệnh ung thư gan rất nặng ở đây vào tháng 12 năm 1990. Ông đã chạy trốn cùng vợ là Margot đến Moscow 3 tháng sau đó, khi người ta bắt đầu truy tìm ông. Honecker qua đời ở Chile năm 1994.
Sau khi người Nga ra đi vào năm 1994, khu vực này không còn phục vụ mục đích ban đầu của nó nữa. Nhiều nhà đầu tư đã đổ tiền vào đây nhưng phá sản vào năm 2001.
Những tòa nhà này đã chứng kiến nhiều câu chuyện cực kì tồi tệ. Vào tháng 7 năm 2008, Anja, một người mẫu 20 tuổi đã bị đánh đập và siết cổ đến chết bởi 1 tên nhiếp ảnh gia, tên này sau đó đã quan hệ tình dục với xác chết của cô. “Có một cái gì đó ngoài tầm kiểm soát ở đây, thân chủ của tôi đã không hề muốn làm vậy” – luật sư của hắn bào chữa.
Phòng phẫu thuật cũ
Trước đó vài năm, cũng có sự việc tồi tệ không kém xảy ra – “Quái thú của Beelitz”. Hắn là Wolfgang Schmidt, một cựu cảnh sát, đã giết chết năm phụ nữ và trẻ em từ năm 1989 – 1991, và đã cố giết thêm ít nhất ba người nữa – hắn tấn công một người phụ nữ và bỏ lại cô trong trạng thái bị thương nặng, cũng như hai cô bé 12 tuổi khác. Hắn đã lạm dụng tình dục phần lớn nạn nhân của mình. Một trong những nạn nhân là vợ của một bác sĩ người Nga làm việc ở Beelitz. Sau khi giết chết đứa con ba tháng tuổi Stanislaw bằng cách đập đầu bé vào gốc cây, hắn bịt miệng người mẹ đang la hét bằng chiếc áo ngực, siết cổ và quan hệ với xác của cô.
Schmidt rất cao lớn và đặc biệt hứng thú với đồ lót phụ nữ màu hồng, vì vậy hắn có biệt danh “Pink Riese” (người khổng lồ hồng). Đôi khi hắn bỏ lại nó ở nơi gây án. Hắn cuối cùng đã bị bắt khi hai người đang chạy bộ tìm thấy hắn khi đang mặc đồ của phụ nữ ở trong rừng.
Người Nga rời đi ba năm sau đó. Một số dấu vết vẫn còn sót lại, như những bức bích họa trên tường, graffiti trên tầng áp mái và bức tượng người lính Xôviết đứng bên ngoài.
Địa chỉ
Beelitz-Heilstätten, 14547 Beelitz, Đức
Đến bằng cách nào?
Bạn có thể đi tàu trực tiếp từ Ostbahnhof, Alexanderplatz, Friedrichstraße, Hauptbahnhof, mất khoảng 50 phút từ Berlin, xuống tại nhà ga Beelitz-Heilstätten
Có nhiều tòa nhà để khám phá ở phía trái, phải và trung tâm. Nếu rẽ trái sau khi ra khỏi nhà ga, bạn sẽ thấy phòng khám dành cho phụ nữ ở phía bên phải, và phòng khám dành cho nam ở bên trái. Đây là tòa nhà có người lính Xô viết bằng đá đứng canh giữ bên ngoài. Nếu bạn rẽ phải khi ra khỏi nhà ga và đi theo hướng tây bắc, bạn sẽ tìm thấy bệnh viện lao dành cho phụ nữ ở bên trái và dành cho nam ở bên phải, ở đây cũng có “Nhà Whitney Houston”.
Vào bằng cách nào?
Có một số tòa nhà rất dễ dàng để đi vào, với những cánh cửa mở sẵn như đang mời bạn đi vào trong, và cũng có những tòa nhà được đóng ván và khóa chắc chắn khiến cho việc đi vào rất khó khăn. Phần lớn những khu nhà đóng cửa như vậy nằm phía bên trái đường chính, những tòa phía bên phải đều rất dễ đi vào.
Tất nhiên là những tòa nhà bị khóa đều rất hấp dẫn trí tò mò. Bạn sẽ không thể vào được tất cả các tòa nhà những cũng đủ để bạn có một chuyến đi chơi thoải đáng.
Có người đã từng bò vòng quanh các đường hầm thoát nước bên dưới một tòa nhà để tìm đường vào nhưng không thành công, hoặc đi vào bằng cửa sổ, sau khi đi trên một thanh kim loại cách mặt đất 3 mét và cố gắng ép mình qua một khoảng hở phía trên cửa sổ. Nhưng hãy đảm bảo là nếu bạn trèo được vào thì bạn cũng có thể trèo ra, bị kẹt ở đây vào ban đêm chẳng phải là một điều thú vị đâu.
Nên đi vào lúc nào?
Hãy đi vào những ngày trong tuần, bạn sẽ có ít khả năng gặp những đoàn khách du lịch hơn.
Nếu không thì hãy đi sớm vào ban ngày, dành nhiều thời gian để khám phá khu vực này vào buổi sáng. Đây không phải là khu vực lí tưởng để tiệc tùng vào ban đêm. Nhưng nếu bạn muốn làm vậy thì cũng chẳng có ai ngăn cản.
Nên đi cùng ai?
Đây có thể là một cuộc phiêu lưu lãng mạn với những người có bản lĩnh, nên hãy dẫn theo vợ, chồng, bạn gái, bạn trai của bạn đi. Dẫn theo ai đó chắc chắn là một ý kiến hay, trong trường hợp bạn cần giúp đỡ khi bị kẹt trong đường hầm hay trần nhà sụp trên đầu bạn.
Nên mang theo những gì?
Quần áo bẩn. Đừng dùng đôi giày đẹp nhất, mới nhất của bạn.
Hãy mang theo máy ảnh, một vài lon bia và đồ ăn. Ở Beelitz-Heilstätten không có hàng quán nào cả vì vậy bạn phải tự mang đồ đi. Và đừng quên mang theo đèn pin. Mò mẫm các đường hầm trong bóng tối không thú vị như bạn nghĩ đâu.
Có nguy hiểm không?
Giống như phần lớn những chỗ bị bỏ hoang khác, một số tòa nhà đang ở tình trạng khá tệ, và bạn sẽ không muốn chúng sụp lên người bạn đâu. Hãy cẩn thận và từ tốn. Nếu một tòa nhà trông có vẻ là sẽ sụp thì rất có thể là điều đó sẽ xảy ra.
Xin visa Đức có khó không?
Xin visa đi Đức khá khó, họ rất khắt khe trong việc cấp visa bởi lượng người Việt Nam đang lao động, học tập và sinh sống tại đây rất lớn. Hơn nữa Đức là nước có nền kinh tế thịnh vượng nhất trong khối G8 nên lượng người Việt từ các nước trong khối Schengen muốn chuyển đến đây làm việc ngày càng cao.
Hiện nay lượng người Việt nam sinh sống, lao động và học tập ở Đức rất lớn đó là lý do Đức siết chặt các thủ tục visa cho người Việt với bất kỳ mục đích gì. Hầu hết visa đều được cấp theo đúng ngày đương đơn khai trong đơn. Hơn nữa việc can thiệp lịch hẹn Đức sớm hơn vào thời điểm này dường như cũng rất khó khăn bởi số lượng hồ sơ là quá đông.
Vì vậy để tránh những rắc rối do không đặt được lịch hẹn bạn nên có kế hoạch thật sớm cho chuyến đi của mình. Khi đi bạn nên cầm theo các giấy tờ để chứng minh cho chuyến đi (khách sạn, bảo hiểm, thư mời, thông tin của đối tác tại Đức…) để tránh rắc rối khi làm thủ tục tại sân bay ở Việt Nam và khi đến Frankfurt hoặc bất cứ sân bay nào. Bạn sẽ làm thế nào khi đi nộp hồ sơ nhưng không được nhận vì hồ sơ chưa hoàn chỉnh và để có lịch hẹn mới bạn phải mất hàng tháng để chờ đợi và cơ hội của bạn đã qua đi.
Gọi 091 333 9339, info@umovetravel.com, để được tư vấn và đánh giá hồ sơ miễn phí
>>>xem thêm Hồ sơ xin visa Đức
>>>xem thêm 10 kinh nghiệm Xin visa Đức bạn cần biết