Kinh nghiệm du lịch

Khám phá hệ thống giao thông khác biệt của Bhutan

Bhutan đóng cửa biên giới với Trung Quốc, không thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Tây Tạng. Ngược lại, Bhutan có mối quan hệ tốt với Ấn Độ nên việc xây dựng hệ thống giao thông được hỗ trợ bởi chính phủ Ấn Độ (vay vốn, viện trợ..), hai nước coi như anh em láng giềng. Người dân Ấn Độ có thể dễ dàng sang Bhutan bằng đường bộ, hoặc đường không mà chỉ cần làm visa ngay tại sân bay và không mất 40 USD phí visa.

 

 

Bhutan chỉ có hệ thống giao thông đường không và đường bộ (không có đường sắt và đường thủy). Đến Bhutan chỉ có 2 hãng hàng không là Druk Air và Bhutan Airline, từ Việt Nam đi bạn sẽ phải transit tại Bangkok, Ấn Độ, Kathmandu hay Singapore trước khi đến Paro- Bhutan.

he-thong-giao-thong-Bhutan

Bhutan chỉ có 1 sân bay quốc tế duy nhất và chỉ có 8 phi công trên thế giới có thể hạ cánh được ở sân bay Paro này vì trước khi hạ cánh phi công phải cho máy bay bay qua các khe núi rất gần nhau.

Ngoài ra Bhutan có 3 sân bay nội địa, có 2 máy bay trực thăng với 2 mục đích: giúp dân chữa bệnh và cho giới nhà giàu đi lấy Đông Trùng Hạ Thảo trên núi. Người  dân sống ở trên núi, khi bị ốm trong các trường hợp khẩn cấp cần chữa bệnh, họ sẽ được đưa về thành phố bằng trực thăng hoặc trong các trường hợp nặng hơn thì được vận chuyển sang Thái hoặc Ấn Độ để chữa trị (hoàn toàn miễn phí).

Bhutan chỉ có một con đường quốc lộ duy nhất vì vậy khi đi xuống Bumthang hay Punakha (đường hiện nay khá xấu) nhưng vẫn phải quay về bằng đúng con đường đó, không có cách nào khác. Bhutan không có hệ thông đèn giao thông.

Chúng tôi tò mò không biết không có đèn giao thông thì họ sẽ đi lại như thế nào, thì thấy một cảnh sát giao thông đứng trong bục và chỉ đạo các phương tiện đi theo chỉ dẫn (anh đứng như múa trên bục). Lái xe nếu vi phạm giao thông (vượt quá tốc độ cho phép: đường cao tốc cho phép 50km/h, trong thành phố 30km/h lần thứ nhất bị phạt 1700 Nu (600k), lần thứ 2 là 6000-7000 Nu (2- 2,5 triệu) tùy lỗi phạt và lần thứ 3 là tịch thu bằng vĩnh viễn không được phép lái nữa (luật pháp rất nghiêm minh).

he-thong-giao-thong-Bhutan

Lái xe ở đây rất lịch sự như ở châu Âu, khi sang đường tất cả các lái xe đều đi chậm hoặc dừng lại để nhường đường cho người đi bộ (không kiểu bóp còi inh ỏi, nháy pha hay đáng sợ hơn nữa là vẫn giữ nguyên tốc độ và không nhường đường cho người đi bộ). Một số điểm thăm quan trong thành phố không có nhiều chỗ để đổ ô tô cho các xe đến thăm quan thì họ tính tiền theo thời gian (block 30 phút), khá văn minh. Trên đường đi rất nhiều biển báo dành cho lái xe với các khẩu hiệu rất hữu ích như "Alert today, Alive tomorrow”.

Tại thủ đô chúng tôi thấy hầu hết là ô tô thi thoảng mới có một vài chiếc xe máy. Xe ô tô ở đây khá đắt, một chiếc xe 21 chỗ hiệu Coaster- Toyota ở đây có giá khoảng 2,2 tỷ (bởi để vận chuyển đến đây mất rất nhiều chi phí như đã nói bởi không có hệ thống đường thủy và đường sắt, nếu dùng đường bộ thì phải qua Ấn Độ). Giá một chiếc xe Suzuki 4 chỗ nhỏ ở đây cũng khoảng hơn 1 tỷ đồng gấp khoảng hơn 2 lần so với ở Việt Nam (mặc dù giá xe ở Việt Nam không phải là rẻ nếu không muốn nói là khá đắt so với thế giới).

he-thong-giao-thong-Bhutan

Mặc dù Bhutan giao thương với Ấn Độ khá nhiều từ việc bán điện năng, thuê người giết mổ gia súc, gia cầm (người Bhutan không sát sinh) nhưng không cho phép nhập khẩu loại xe Tata Nano của Ấn chỉ với hơn 1000 USD khi về đến Bhutan. Bởi họ e rằng nếu ô tô rẻ như vậy sẽ rất nhiều người dân mua xe ô tô gây ra tắc đường, sẽ thải ra nhiều khí thải ảnh hưởng đến môi trường, cũng như với giá rẻ như vậy thì chất lượng  sẽ kém và ảnh hưởng đến việc xử lý chất thải của xe ô tô ra môi trường. Bhutan là nước rất biết bảo tồn thiên nhiên và là nước đầu tiên không sản sinh ra Các bon.

0913 339 339